Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ

chuyên ngành Vật liệu và Linh kiện nano 

 

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Vật liệu và Linh kiện nano được ban hành theo Quyết định 4239/QĐ-ĐHQGHN ngày 29 tháng 10 năm 2015 của  Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Giới thiệu chung về chương trình đào tạo

  • Chuyên ngành đào tạo: Vật liệu và linh kiện nano (Nano materials and devices)
  • Mã số chuyên ngành đào tạo: 8440126.01QTD
  • Tên ngành đào tạo: Liên ngành
  • Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
  • Thời gian đào tạo: 02 năm
  • Tên văn bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ chuyên ngành Vật liệu và linh kiện nano (The Degree of Master in Nano materials and devices)
  • Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung: Đào tạo cán bộ nghiên cứu, kỹ thuật có kiến thức cơ bản và nâng cao về Vật lý, Hoá học, Khoa học và Công nghệ micro-nano, có kỹ năng trong thực hành, có thể làm việc trong các lĩnh vực công nghệ cao như vật liệu mới, linh kiện vi điện tử, y-sinh học, môi trường, năng lượng sạch.

2.2. Mục tiêu cụ thể

– Về kiến thức:

Bổ sung và nâng cao các kiến thức cơ bản và nâng cao về Vật lý, Hóa học và Khoa học và công nghệ micro-nano, các kiến thức thực tiễn về công nghệ chế tạo, tổng hợp, nghiên cứu, phân tích và đánh giá, các ứng dụng của vật liệu có cấu trúc/kích thước nano.

– Về kỹ năng:

  • Có kỹ năng trong nghiên cứu chế tạo, phân tích các tính chất của các vật liệu có cấu trúc/kích thước nano, mô phỏng và thiết kế các linh kiện cấu trúc micro.
  • Có khả năng làm việc trong các lĩnh vực công nghệ cao như vật liệu mới, linh kiện vi điện tử, y – sinh học, môi trường và năng lượng sạch ở trong nước và quốc tế.

– Về năng lực

Học viên sau khi tốt nghiệp có năng lực sau:

  • Nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu và trường đại học.
  • Giảng dạy về Vật lý và Công nghệ nano tại các trường đại học và các trường phổ thông.
  • Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực về Vật lý và Công nghệ nano.
  • Học tiếp bậc cao hơn cùng lĩnh vực.

– Về nghiên cứu

Học viên có thể lựa chọn các vấn đề sau để nghiên cứu:

  • Vật liệu nano từ tính, điện tử học spin và các hiệu ứng liên quan
  • Vật liệu nano bán dẫn, nano hữu cơ bán dẫn, nano carbon
  • Quang tử và quang tử nano
  • Nano composite
  • Các hệ vi cơ điện tử

3. Thông tin tuyển sinh

     Hình thức tuyển sinh: thi tuyển

     Các môn thi tuyển:

  • Môn thi cơ bản: Đánh giá năng lực
  • Môn thi cơ sở: Khoa học vật liệu đại cương
  • Môn thi ngoại ngữ: Tiếng Anh

   Thông báo tuyển sinh tại đây

4. Danh mục các ngành/chuyên ngành phù hợp và ngành/chuyên ngành gần

       1. Ngành/chuyên ngành phù hợp: Vật lý kỹ thuật;Vật lý học; Khoa học vật liệu; Kỹ thuật vật liệu; Kỹ thuật hạt nhân; Sư phạm Vật lý; Hoá học; Sư phạm Hoá học; Kỹ thuật hoá học; Kỹ thuật vật liệu kim loại; Công nghệ kỹ thuật hoá học; Công nghệ Vật liệu.

        2. Ngành/chuyên ngành gần: Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông; Cơ kỹ thuật; Kỹ thuật y sinh.

 

Xem thông tin chi tiết về chương trình đào tạo tại đây.

 

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ TẠI:

Phòng Đào tạo, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Phòng 105-E3, 144 Đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (04) 3754 7810

Email: daotaosdh_dhcn@vnu.edu.vn

Website: https://uet.vnu.edu.vn mục Tuyển sinh.

https://www.facebook.com/tuyensinh.saudaihoc.dhcn