Hotline: 024 3754 9429   |   

Công nghệ nano và Ứng dụng- chuyên ngành tiên phong trong nghiên cứu, thiết kế và chế tạo chip bán dẫn

Chip bán dẫn ứng dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống

 

Sự dịch chuyển địa chính trị trong gia công chế tạo chip bán dẫn đang là một chủ đề nóng trên thế giới, đóng vai trò then chốt trong phát triển các lĩnh vực công nghệ, công nghiệp. Nếu Việt Nam có nguồn nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng hỗ trợ được những dự án thiết kế, chế tạo, sản xuất đóng gói và kiểm tra chip thì cơ hội phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế ngày càng cao. Không chỉ trong lĩnh vực gia công, việc nghiên cứu khoa học công nghệ vật liệu tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật vi điện tử, v.v. sẽ tạo cơ hội làm chủ công nghệ, tạo tri thức mới, phát minh sáng chế, góp phần vào việc đưa Việt Nam trở thành nước khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Quy trình chế tạo chip bán dẫn

 

Để đáp ứng được yêu cầu về chế tạo chip, sản xuất vật liệu bán dẫn tại Việt Nam, về cơ bản phải dựa trên 4 định hướng bao gồm:

  1. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về nghiên cứu chế tạo chip, phát triển vật liệu bán dẫn
  2. Nghiên cứu về các vật liệu tiên tiến ứng dụng trong sản xuất chip, vật liệu bán dẫn
  3. Thiết kế, chế tạo, đóng gói và kiểm thử sản phẩm cuối
  4. Phát triển ứng dụng sử dụng các chip được thiết kế và chế tạo thành công

Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị có truyền thống trong nghiên cứu khoa học, đào tạo các ngành và chuyên ngành đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực Vật lý kỹ thuật, Vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano, Công nghệ thông tin, trí thông minh nhân tạo AI, Điện tử Viễn thông liên quan đến linh kiện bán dẫn, vật liệu bán dẫn và linh kiện điện tử cấu trúc nano, vật liệu từ, vật liệu thông minh, mô phỏng và dự đoán cấu trúc vật liệu mới, v.v. làm tiền đề để phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp bán dẫn.

Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano (VLKT&CNNN) thuộc trường Đại học Công nghệ được thành lập ngày 09/09/2004 theo Quyết định số 556/QĐ-TCCB của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), trên cơ sở Bộ môn Vật lý kỹ thuật và Quang tử của Khoa Công nghệ (nay là Trường Đại học Công nghệ) thuộc ĐHQGHN do GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu, Hiệu trưởng đầu tiên của Nhà trường sáng lập. Khoa VLKT&CNNN có đội ngũ cán bộ giảng viên tâm huyết, trình độ chuyên môn cao với 21 cán bộ cơ hữu trong đó có 2 Giáo sư, 5 Phó Giáo sư, 11 giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ được đào tạo từ các trường đại học, viện nghiên cứu tiên tiến trên thế giới. Ngoài ra, đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm gồm 7 GS, 13 PGS đến từ các trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và các viện nghiên cứu liên kết thuộc Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam. Nhiều giảng viên là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ nano của Việt nam và thế giới. Khoa VLKT&CNNN có nhiệm vụ đào tạo cử nhân ngành Vật lý kỹ thuật, kỹ sư ngành Kỹ thuật năng lượng, đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành Vật liệu và linh kiện nano nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao cho các trường đại học, viện nghiên cứu về khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu tiên tiến, linh kiện và thiết bị điện tử, truyền thông, y tế, đặc biệt cho lĩnh vực thiết kế và chế tạo chip bán dẫn. Vật lý kỹ thuật là ngành đào tạo rộng có tính liên ngành, ứng dụng các nguyên lý vật lý và toán học để phân tích và giải quyết các vấn đề kỹ thuật, công nghệ như:

  1. Công nghệ vật liệu: Nghiên cứu, tổng hợp, chế tạo và phát triển các loại vật liệu có cấu trúc micro-nano: vật liệu bán dẫn, vật liệu từ, siêu dẫn, vật liệu quang, vật liệu composite, vật liệu lai, vật liệu quang xúc tác, vật liệu thông minh; Nghiên cứu, phân tích các tính chất đặc trưng cũng như cấu trúc của vật liệu cấu trúc micro-nano
  2. Quang học và quang điện tử: Thiết kế hệ thống laser, cảm biến quang học; Phát triển công nghệ màn hình và thiết bị hiển thị: TFT, LCD, OLED, công nghệ đóng gói Encapsulation.
  3. Công nghệ vi chip bán dẫn: Nghiên cứu, triển khai các công đoạn trong quá trính sản xuất chip bán dẫn; Thiết kế và sản xuất chip điện tử, vi mạch tích hợp; Phát triển công nghệ pin mặt trời;

Chế tạo, nghiên cứu các module- linh kiện phát quang: OLEDs, QDLEDs.

  1. Linh kiện điện tử cấu trúc nano: Nghiên cứu, phát triển, chế tạo các linh kiện điện tử đa lớp cấu trúc micro-nano sử dụng các loại vật liệu 0D, 1D, 2D, 3D; Chế tạo, nghiên cứu về các hiệu ứng lượng tử ở cấp độ nano: Chấm lượng tử, dây lượng tử;
  2. Vật lý tính toán: Mô phỏng và dự đoán các hiện tượng vật lý phức tạp; Mô phỏng cấu trúc vật liệu và linh kiện điện tử; Phát triển các phương pháp tính toán hiệu quả cho các bài toán kỹ thuật, v.v.
Chip AI- Tương lai của công nghiệp vi mạch bán dẫn

 

Với chương trình đào tạo hiện đai, tương đương với chuẩn quốc tế, Khoa VLKT&CNNN thu hút được sự quan tâm lớn của học sinh, sinh viên mỗi kì tuyển sinh. Đặc biệt, với việc quan tâm đầu tư từ chính phủ, các bộ ban ngành, cho lĩnh vực phát triển vi mạch bán dẫn, Khoa VLKT&CNNN là một trong những điểm đến lý tưởng của những học sinh xuất sắc mong muốn trở thành chuyên gia bán dẫn đầu ngành trong tương lai.

 

Thông tin tham khảo:

Tên ngành đào tạo: Vật lý kỹ thuật

Nội dung chương trình đào tạo: https://bitly.li/cn3-vlkt

Mã trường: QHI

Mã ngành: CN3

Chỉ tiêu tuyển sinh: 160

Thời gian đào tạo: 4 năm

Chuẩn đầu ra: Cử nhân

Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01

Lượt xem: 3
Tin liên quan
Bình chọn
Bạn yêu thích lĩnh vực nào?
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 3
Hôm nay : 2.729
Hôm qua : 2.525
Năm 2024 : 34.920
Đối tác