[VIDEO] Giải mã ngành học - Ngành Vật lý kỹ thuật
GIẢI MÃ NGÀNH HỌC - NGÀNH VẬT LÝ KỸ THUẬT
Trong thời đại công nghiệp 4.0 đang cực kì phát triển, ngành Vật lý kỹ thuật có chỗ đứng như thế nào?
Vật lý kỹ thuật ở đại học có khác biệt gì so với môn Vật lý ở THPT ?
Những cơ hội hấp dẫn nào dành cho sinh viên ngành Vật lý kỹ thuật ở trường Đại học Công Nghệ?
Vật lý kỹ thuật đào tạo các kiến thức về vật lý hiện đại, công nghệ nano ứng dụng trong các lĩnh vực vật liệu mới, vi điện tử, y-sinh, môi trường và năng lượng sạch là một trong những ngành tiên phong cho những công nghệ mới phát triển…
Bạn là người yêu thích công nghệ? Bạn có đam mê với môn Vật lý và ứng dụng của bộ môn này? Còn chần chừ gì nữa, hãy cùng tìm hiểu thêm về Vật lý kỹ thuật ngay thôi nào !!!
Ngành Vật lý kỹ thuật - Nhóm ngành: CN3
Thời gian đào tạo: 4 năm
Hệ đào tạo: Cử nhân
Chỉ tiêu xét tuyển: 60
Học phí: 11,7 triệu đồng/năm
Điểm chuẩn năm 2019: 21
Các định hướng đào tạo:
Công nghệ Nano
Công nghệ quang tử
Công nghệ Nano sinh học
Vật lý tính toán