Hotline: 024 3754 9429   |   

KHOA VẬT LÝ KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ NANO?

Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đã tạo ra những thiết bị công nghệ ngày càng nhỏ gọn, nhiều tính năng, hiệu quả sử dụng cao trong khi giá thành rẻ như các loại màn hình siêu phẳng, siêu mỏng và siêu nét; các loại điện thoại thông minh có dung lượng lưu trữ lớn, camera tích hợp nhỏ gọn nhưng chụp ảnh sắc nét, pin khỏe và bền; các loại laptop nhỏ gọn, tốc độ xử lý nhanh; các loại cảm biến phục vụ cho công nghệ Internet of Things (IoT) (hình 1)…   và đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn cao để đáp ứng các yêu cầu của công việc. Nắm bắt được nhu cầu đó, Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ NANO của trường đại học Công Nghệ - ĐHQGHN đã hợp tác với các công ty, tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông, pin mặt trời, vật liệu thông minh… các viện nghiên cứu trong và ngoài nước để cập nhật các xu hướng nghiên cứu của thời đại và liên tục đổi mới chương trình đào tạo để sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có những kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, viện nghiên cứu. Hiện tại Khoa có 2 chương trình đào tạo:

- Cử nhân ngành Vật lý kỹ thuật (4 năm), sau khi ra trường sinh viên sẽ có các kiến thức liên quan tới việc thiết kế, chế tạo các vật liệu mới, các linh kiện điện tử, chip điện tử, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị công nghệ…

- Kỹ sư ngành Kỹ thuật năng lượng (4,5 năm), sau khi ra trường sinh viên sẽ có các kiến thức liên quan tới việc thiết kế, chế tạo các pin mặt trời, các động cơ điện gió, các loại pin, quản lý các nguồn và thiế bị phát điện an toàn và hiệu quả…

Hình 1. Các sản phẩm công nghệ điển hình được chế tạo và phát triển nhờ công nghệ nano

 

Cùng với các chương trình đào tạo liên tục được cập nhật, đổi mới, bám sát với nhu cầu thực tiễn, Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ NANO có các phòng thí nghiệm, các trang thiết bị nghiên cứu hiện đại phục vụ cho việc sản xuất và nghiên cứu các tính chất của vật liệu, linh kiện như (hình 2, 3, 4).

- Các hệ thống thiết bị chế tạo có thể chế tạo các màng mỏng vật liệu, linh kiện điện tử với chiều dày chỉ vài nano-mét.

- Hệ thống phòng sạch cùng các thiết bị liên quan để thiết kế, chế tạo các linh kiện điện tử theo công nghệ/tiến trình 45 nm, 32 nm, 9 nm, và 7nm.

- Các hệ thống phân tích, kiểm tra các tính chất của vật liệu và linh kiện, như thiết bị nhiễu xạ tia X, kính hiển vi lực nguyên tử, kính hiển vi điện tử quét, hệ đo các tính chất bán dẫn…

Hình 2. Hệ thống phún xạ để chế tạo các màng mỏng vật liệu, linh kiện điện tử với chiều dày chỉ vài nano-mét

 

Hình 3. Hệ thống phòng sạch cùng các trang thiết bị liên quan để thiết kế, chế tạo các vật liệu, linh kiện kích thước nano-mét
Hình 4. Kính hiển vi điện tử quét (trái) để quan sát hình thái học bề mặt của các vật liệu ở kích thước nano-mét, hệ đo các tính chất bán dẫn (phải)
để kiểm tra các tính chất đặc trưng của các linh kiện bán dẫn như điện trở, tụ điện, transistor, led…

 

Ngoài thời gian thực hành, thực tập linh hoạt và không giới hạn về mặt thời gian tại các phòng thí nghiệm của Khoa, sinh viên theo học tại Khoa còn được đi thực hành, thực tập tại các công ty, doanh nghiệp sản xuất và nghiên cứu do Khoa giới thiệu để tăng cường các kỹ năng làm việc thực tế, áp dụng các kiến thức học được và thực tiễn, trau dồi sớm kinh nghiệm làm việc.

Bên cạnh các chương trình đào tạo tiên tiến, các phòng thí nghiệm và các trang thiết bị khoa học kỹ thuật hiện đại, Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ NANO, trường Đại học Công Nghệ có đội ngũ giảng viên gồm 2 GS, 4 PGS, 10 TS cùng nhiều cán bộ giảng dạy, nghiên cứu với nhiều năm làm việc, nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu, công ty hàng đầu ở nước ngoài. Do đó, sinh viên theo học tại Khoa sẽ được truyền đạt những kiến thức mới nhất; được chia sẻ các xu hướng công nghệ; được hướng dẫn cách học tập, nghiên cứu, làm việc một cách tỉ mỉ; được tiếp cận với các nguồn học bổng, cơ hội việc làm trong và ngoài nước ngay trong quá trình học tập.

Do đó, sau khi tốt nghiệp, sinh viên hoàn toàn có đủ kiến thức, kĩ năng để có thể thiết kế, chế tạo, phân tích các vật liệu mới ứng dụng làm màn hình, các linh kiện điện tử, các sản phẩm công nghệ hoàn chỉnh, các thiết bị tích trữ năng lượng như pin lithium, các thiết bị sản xuất ra điện bằng năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió, thủy điện…), các vật liệu giúp xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường… Sinh viên ra trường có thể đảm nhận các vị trí việc làm trong lĩnh vực công nghiệp điện tử/bán dẫn, khoa học vật liệu, công nghệ y-sinh, công nghệ môi trường, công nghệ sản xuất và lưu trữ năng lượng, cùng nhiều lĩnh vực khác.

Thông tin liên hệ:

Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano,

Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội,

Phòng 2.2 nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 024 3754 9429

Website: https://fepn.uet.vnu.edu.vn

 

Lượt xem: 199
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Bình chọn
Bạn yêu thích lĩnh vực nào?
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 4
Hôm nay : 2.725
Hôm qua : 2.520
Năm 2024 : 35.076
Đối tác