Bộ môn Vật liệu và linh kiện từ tính nano
1. Giới thiệu
Bộ môn Vật liệu và linh kiện Từ tính nano thuộc Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano, Trường Đại học Công nghệ được thành lập năm 2004, trải qua gần 20 năm hoạt động với sự đóng góp xây dựng đầy tâm huyết của các nhà giáo cho đến nay đã trở thành một đơn vị có uy tín, nhiều thành tích trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, một địa chỉ được nhiều nơi trong và ngoài nước biết tới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nano.
Bộ môn gồm chủ nhiệm bộ môn và các giảng viên, trong đó có 01 GS.TS; 01 PGS.TS, 3 TS và 100% các giảng viên cơ hữu đều được đào tạo bài bản ở trong nước và nước ngoài với chuyên môn phù hợp.
Bộ môn có nhiệm vụ tham gia công tác đào tạo trình độ đại học (cử nhân ngành Vật lý kỹ thuật, kỹ sư ngành Kỹ thuật năng lượng), đào tạo sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (các đề tài các cấp).
2. Các hướng nghiên cứu chính
a) Nghiên cứu cơ bản:
- Vật liệu từ tính chức năng cấc trúc micro-nano (từ trở, từ giảo, van spin, từ - điện, vật liệu từ cứng nano)
- Vật liệu điện chức năng cấc trúc micro-nano (điện môi, sắt điện, áp điện).
- Vật liệu lai tổ hợp sắt từ – sắt điện cấu trúc micro-nano (composite, nano dạng hạt, nano dạng màng…)
- Công nghệ vi cơ, vật lý các hệ thấp chiều, chất lỏng từ.
- Mô phỏng và mô hình hóa các tính chất của vật liệu cấu trúc nano
b) Nghiên cứu ứng dụng:
- Cảm biến từ trường từ trường, cảm biến đo góc, la bàn điện tử,
- Cảm biến đo dòng, cảm biến gia tốc, cảm biến ứng suất,
- Cảm biến sinh học phát hiện phần tử sinh học, chuẩn đoán bệnh (tim mạch, máu,...)
- Hạt/dây nano chức năng, chất diệt khuẩn, sơn nano.
3. Chủ nhiệm Bộ môn qua các thời kỳ
GS.TS. Nguyễn Hữu Đức.
GS.TS. Hoàng Nam Nhật.
TS. Phan Thế Long
4. Đội ngũ cán bộ hiện tại của Bộ môn
a) Giảng viên cơ hữu
TS. Phan Thế Long
Phó Chủ nhiệm - Phụ trách Bộ môn
PGS.TS. Đỗ Thị Hương Giang
TS. Nguyễn Thị Minh Hồng
TS. Hồ Thị Anh