Hotline: 024 3754 9429   |   

Bảo vệ cấp ĐHQG luận án tiến sĩ của NCS Phan Nguyễn Đức Dược

Ngày 12/10/2022, nghiên cứu sinh Phan Nguyễn Đức Dược bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Đại học quốc gia.

NCS Phan Nguyễn Đức Dược tại Lễ bảo vệ cấp ĐHQG luận án tiến sĩ

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu chế tạo vật liệu tổ hợp graphene-ống nano cácbon với hạt nano Au, Fe3O4 ứng dụng trong cảm biến sinh học

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phan Nguyễn Đức Dược                                  2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 17/08/1990                                                                                  4. Nơi sinh: Thừa Thiên Huế

       5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 778/QĐ-CTSV ngày 21 tháng 08 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

      + Điều chỉnh cán bộ hướng dẫn và tên đề tài luận án tiến sĩ theo quyết định số 341/QĐ-ĐT ngày 03/04/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ.

       + Điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ theo sự thống nhất của Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp cơ sở ngày 11/11/2021.

      7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu chế tạo vật liệu tổ hợp graphene-ống nano cácbon với hạt nano Au, Fe3O4 ứng dụng trong cảm biến sinh học

8. Chuyên ngành: Vật liệu và linh kiện nano                         9. Mã số: 944012801QTD

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

Hướng dẫn 1: PGS.TS. Phạm Đức Thắng

Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Văn Chúc

Thông tin luận án của NCS Phan Nguyễn Đức Dược tiếng Anh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

  • Đã nghiên cứu chế tạo thành công vật liệu tổ hợp DWCNTs-Gr trên đế đồng bằng phương pháp lắng đọng pha hơi nhiệt hóa học áp suất thấp, điều kiện tối ưu thu được khi quay phủ DWCNTs (0,3 g/L) với tốc độ 4000 v/p trong thời gian 1 phút. Vật liệu thu được cho thấy tính chất điện và điện hóa tốt hơn so với Gr. DWCNTs-Gr đã được biến tính điện cực để phát hiện As(V) trong khoảng phát hiện 1-10 ppb với giới hạn phát hiện thấp 0,287 ppb.
  • Đã nghiên cứu chế tạo thành công vật liệu tổ hợp DWCNTs-AuNPs-Gr trên đế đồng bằng phương pháp lắng đọng pha hơi nhiệt hóa học áp suất thấp, vật liệu thu được cho thấy tính chất điện và điện hóa được tăng cường so với Gr và DWCNTs-Gr. Tỷ lệ thể tích tối ưu của DWCNTs (0,3 g/L):AuNPs (0,2 mM) trong dung dịch là 1:3. Vật liệu đã được biến tính điện cực để phát hiện cholesterol trong khoảng 0,5-12 mM với độ nhạy cao 20,7 µA/mM.cm2.
  • Đã phát triển cảm biến sinh học điện hóa sử dụng vật liệu tổ hợp GO/DWCNTs@Fe3O4/Cs được chế tạo bằng phương pháp lắp ghép, kết quả cho thấy có sự tăng cường tín hiệu điện hóa so với điện cực chưa biến tính. Vật liệu GO/DWCNTs@Fe3O4/Cs đã được biến tính điện cực để phát hiện glyphosate với khoảng phát hiện rộng 0,1-1000 ppb.

     12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Vật liệu tổng hợp được có nhiều tiềm năng ứng dụng trong cảm biến sinh học điện hóa để phân tích các ion kim loại nặng và chẩn đoán y sinh.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

– V. Cường, P.N.Đ. Dược, C.T. Thanh, N.K. Như, L.T.Q. Xuân, P.V. Trình, Đ.N. Thuận, B.T.P. Thảo, P.Đ. Thắng, N.V. Chúc (2022), Vật liệu tổ hợp graphene-ống nano cácbon-hạt nano vàng: chế tạo và tính chất, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học tự nhiên (Đã chấp nhận đăng).

– T. Thanh, N.H. Binh, P.N.D. Duoc, P.V. Trinh, N.N. Anh, N.V. Tu, N.V. Tuyen, N.V. Quynh, V.T. Thu, V.C. Tu, B.P. Thao, P.D. Thang, H. Abe, N.V. Chuc (2021), “Electrochemical sensor based on reduced graphene oxide/double-walled carbon nanotubes/Fe3O4/chitosan composite for glyphosate detection”, Bulletin of Environmental Contamination and Toxicology, 106, 1017 (SCIE, Q2, IF: 2.151).

– P.N.D. Duoc, N.H. Binh, T.V. Hau, C.T. Thanh, P.V. Trinh, N.V. Tuyen, N.V. Quynh, N.V. Tu, V.D. Chinh, T. Thu, P.D. Thang, P.N. Minh, N.V. Chuc (2020), “A novel electrochemical sensor based on double-walled carbon nanotubes and graphene hybrid thin film for arsenic(V) detection”, Journal of Hazardous Materials, 400, 123185 (SCIE, Q1, IF: 10.588).

– N.Đ. Dược, T.V. Hậu, N.H. Bình, C.T. Thanh, L.Đ. Quang, N.P. Thảo, N.V. Tuyên, N.T. Dung, N.V. Chúc (2018), “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng cảm biến sinh học điện hóa trên cơ sở vật liệu tổ hợp ba chiều Gr/CNTs nhằm phát hiện hàm lượng cholesterol”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, 4, 65.

– P.N.D. Duoc, N.H. Binh, T.V. Hau, C.T. Thanh, P.V. Trinh, N.V. Tuyen, N.V. Quynh, N.V. Tu, V.D. Chinh, P.N. Minh, N.V. Chuc, Transparent DWCNTs-graphene hybrid film based electrochemical sensor fer arsenic (V) detection, Proceedings of The 9th International Workshop on Advanced Materials Science and Technology – IWAMSN, 7-11 Nov. 2018, Ninh Binh, Vietnam.

– N.Đ. Dược, T.V. Hậu, P.V. Trình, C.T. Thanh, N.V. Tú, Đ.T. An, N.T.H. Vân, N.V. Chúc, Chế tạo màng tổ hợp CNTs/graphene cấu trúc ba chiều bằng phương pháp ủ nhiệt, Kỷ yếu Hội nghị vật lý chất rắn và khoa học vật liệu lần thứ 10, 19-21 tháng 10, 2017, Thừa Thiên Huế, Việt Nam, Tr. 444

– D.D. Phan, N.D. Nguyen, V.H. Tran, T.T. Nguyen, V.H. Nguyen (2017), “Functional integral method in quantum field theory of Dirac fermions in graphene”, Adv. Nat. Sci.: Nanosci. Nanotechnol. 8, 035018. (ESCI).

– D.D. Phan, V.H. Tran (2017), “Functional integral method in quantum field theory of plasmons in graphene”, Adv. Nat. Sci.: Nanoci. Nanotechnol. 8, 045017. (ESCI).

– D.D. Phan, V.H. Tran, V.H. Nguyen, T.T. Nguyen, Functional integral method in quantum field theory of dirac fermions and plasmons in graphene, Proceedings of The 6th International Workshop on Nanotechnology and Application – IWNA, 08-11 Nov. 2017, Phan Thiet, Vietnam, pp. 25.

– V. Hậu, P.N.Đ. Dược, P.V. Trình, C.T. Thanh, N.V. Tú, N.N. Trác, N.T. Hồng, N.V. Chúc, Chế tạo màng mỏng graphene từ đường Saccarozơ, Kỷ yếu Hội nghị vật lý chất rắn và khoa học vật liệu lần thứ 10, 19-21 tháng 10, 2017, Thừa Thiên Huế, Việt Nam, Tr. 440.

 

Lượt xem: 127
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật
Bình chọn
Bạn yêu thích lĩnh vực nào?
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 2.735
Hôm qua : 2.718
Năm 2024 : 37.810
Đối tác